Bí quyết làm chủ cơn nóng giận hiệu quả

Thở thật chậm và sâu, Hơi thở nên sâu đến khi bạn cảm thấy bụng dốc hết hơi thở “bên trong”. Duy trì hơi thở sâu sẽ giúp bạn giảm nhịp tim đang đập nhanh trở lại bình thường.

Nghĩ đến trách nhiệm bản thân

Khi gặp rắc rối, bạn thường tìm cách quy trách nhiệm cho người khác, từ ngữ đầu tiên trong tâm trạng bực tức, khó chịu với ai đó thường là: “Tại anh/chị…”. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ đến trách nhiệm của bản thân thì bạn sẽ tập trung để xử lý hơn là phàn nàn và đổ lỗi cho người khác. Hãy nghĩ tới: “Trong chuyện này, mình cũng có trách nhiệm, mình nên làm như thế này mới đúng… mình cần giúp đỡ mọi người…”.

Điều chỉnh trạng thái cơ thể

Đầu tiên, bạn hãy cố gắng điều chỉnh trạng thái cơ thể. cơ thể chính là nguồn gốc của cảm xúc, vì thế nếu cơ thể ở trạng thái tích cực thì bạn cũng sẽ có những cảm xúc tích cực, ngược lại khi cơ thể ở trạng thái tiêu cực, cảm xúc sẽ tiêu cực.

Ví dụ thế này nhé, khi bạn tức giận, cơ thể bạn sẽ có những biến đổi như tim đập nhanh, máu dồn lên mặt khiến người bạn nóng bừng, hừng hực, lúc này bạn sẽ có xu hướng tím chỗ trút giận nếu không điều chỉnh kịp thời thì có thể gây ra những sai lầm đáng tiếc. Giải pháp đưa ra lúc này là bạn cần phải điều chỉnh cơ thể ngay lập tức, đưa cơ thể về trạng thái bình thường bằng cách thả lỏng người, hít thở thật sâu và đều trong vòng 5s, tưởng tượng rằng bạn đang tống căng thẳng tức giận ra ngoài. Nếu bạn làm được điều này, đảm bảo bạn sẽ giảm bớt được ức chế, nóng giận trong người.

Ngồi Thiền

1Ngoài ra khi bạn đang cảm thấy sắp mất kiểm soát, không làm chủ được cảm xúc thì hãy để cho tinh thần thư giãn bằng cách Thiền.. Đây là một phương pháp cực kì hiệu quả nếu bạn biết áp dụng, hãy thoát ra khỏi tình huống khiến bạn giận dữ trước khi bắt đầu thiền. Ví dụ, bạn có thể đi ra ngoài, ra cầu thang, hay thậm chí là vào nhà vệ sinh để thoát ra khỏi khung cảnh khiến bạn tức giận và sau đó áp dụng Thiền như sau.

Thở thật chậm và sâu, Hơi thở nên sâu đến khi bạn cảm thấy bụng dốc hết hơi thở “bên trong”. Duy trì hơi thở sâu sẽ giúp bạn giảm nhịp tim đang đập nhanh trở lại bình thường.
Tưởng tượng một thứ ánh sáng vàng – trắng tràn ngập cơ thể khi bạn hít vào, làm tâm trí của bạn thư giãn. Khi bạn thở ra, hãy tưởng tượng hơi thở mang đi những màu sắc tối tăm trong cơ thể.
Khi bạn tạo cho mình thói quen thiền vào mỗi sáng, kể cả khi bạn không tức giận sẽ giúp cải thiện cảm xúc của bạn, làm cho bạn trở nên điềm đạm hơn.
Viết ra giấy những gì tốt đẹp

Thay vì nổi giận với một ai đó, hãy bình tâm lại, cố gắng tìm một không gian yên tĩnh để trấn tĩnh lại và viết ra những điều tốt đẹp người đó làm cho bạn. Hãy tìm ra những lý do mà bạn biết ơn người đó. Đánh giá lỗi lầm một cách khách quan là cách đối xử công bằng với họ và với cả bản thân chúng ta.

Học cách nhìn nhận lại

Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy thực sự tức giận, bạn hãy nhìn lại xem lý do khiến bạn tức giận. hãy thử nghĩ xem sự tức giận đó có thể gây ra những hậu quả gì. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt sự tức giận tránh được những hành động không hay.

Những giải pháp nêu trên tưởng chừng rất đơn giản, nói thì dễ nhưng khi chính ta đang gặp phải điều gì bực bội không theo ý muốn thì cũng không dễ dàng mà có thể hành động như ta nghĩ được, vì vậy ta cần phải có thời gian rèn luyện kỹ năng làm chủ cảm xúc trong mọi tình huống, hãy cố gắng tập hàng ngày, sau một thời gian bạn sẽ thấy cảm xúc bạn được ổn định rõ rệt đấy.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *