Hướng dẫn luyện kỹ thuật nói trước khi thuyết trình

Một số thậm chí còn uống trà nóng trước khi thuyết trình để tạo ra chất giọng vang và trầm ấm.

1. Nhấn giọng
Cùng một câu nói nhưng khi nhấn giọng ở những vị trí khác nhau, bạn sẽ tạo ra nhiều sắc thái ý nghĩa khác nhau. Khán giả sẽ không nhận ra đâu là vấn đề quan trọng trong bài thuyết trình của bạn nếu không nhấn giọng. Nghiên cứu cho thấy, những từ ngữ được nhấn mạnh, sự chú ý của khán giả tăng lên gấp 3 lần so với từ ngữ bình thường.

2. Nhịp điệu
Nhịp điệu là tốc độ lời nói của bạn. Những người nói nhanh thường có khả năng tư duy nhanh nhạy và hiểu biết hơn, do đó tạo được uy tín, sự tin cậy và thuyết phục được khán giả.
Tốc độ nói trung bình của chúng ta là 100 – 120 từ/phút, trong khi khả năng nghe lại cao gấp 3 lần (theo wiki). Nghĩa là nếu ta chỉ nói với tốc độ trung bình, khán giả sẽ còn thời gian để suy nghĩ những lập luận phản biện. Nói nhanh sẽ khiến tâm trí người nghe bị cuốn theo và không thể tập trung vào điều đó.
3. Từ đệm
Từ đệm như “à”, “ừm”, “ờ” là một trong những lỗi phổ biến và khó sửa của hầu hết mọi người khi thuyết trình. Để khắc phục, một số diễn giả thường lặp lại hai hoặc ba từ đầu tiên của câu để trí não họ có thể bắt kịp và hoàn chỉnh ý tưởng sắp trình bày. Một số khác có thể nói “Tốt rồi” ở cuối mỗi câu như thể đang kiểm tra liệu người nghe có hiểu điều họ nói không.
4. Âm vực
Âm vực là độ cao, thấp của giọng nói. Để thuyết trình hiệu quả, âm vực thấp, tức là giọng trầm là tốt nhất. Giọng trầm được cho là biểu thị cho sức mạnh và thể hiện sự chân thành, đáng tin cậy. Rất nhiều diễn giả đã khổ luyện để có làm trầm giọng của mình. Một số thậm chí còn uống trà nóng trước khi thuyết trình để tạo ra chất giọng vang và trầm ấm.
5. Âm lượng

Rõ ràng bạn sẽ chẳng thể thuyết phục được ai nếu họ không nghe thấy bạn nói gì. Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến âm lượng giọng nói của bạn.
Khách quan là các thiết bị khuyếch đại âm thanh khi thuyết trình. Hãy kiểm tra thật kỹ để đảm bảo chúng hoạt động tốt và mọi vị trí trong khán phòng đều có thể nghe tiếng nói của bạn.
Chủ quan là kỹ thuật lấy hơi của bạn. Để giọng nói có âm lượng cao và hơi dài, bạn cần rèn luyện cách hít thở sâu bằng bụng. Các diễn giả nổi tiếng cũng như các ca sĩ là bậc thầy trong cách lấy hơi và ém hơi bằng bụng.
6. Ngắt giọng
Ngắt giọng là một thủ thuật thường xuyên được sử dụng để thu hút sự chú ý tối đa của khán giả. Khoảng thời gian ngắt giọng sẽ giúp khán giả chuẩn bị và chăm chú lắng nghe điều bạn sắp nói. Còn bạn có thể tận dụng để lấy lại phong thái đĩnh đạc, tự tin. Thủ thuật này đặc biệt hiệu quả khi bạn đã tạo ra được cao trào trong bài thuyết trình của mình. Ngược lại, tuyệt đối không sử dụng ngắt giọng khi không khí khán phòng đang lắng xuống. Khi đó, ngắt giọng sẽ bị hiểu nhầm là kết thúc bài thuyết trình.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *